Social media monitoring là gì?
Tháng Mười 4, 2021Mục lục
Dịch bệnh vẫn, đã và đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Dịch bệnh khiến các cửa hàng khó khăn trong hoạt động offline và người tiêu dùng cũng chuyển sang mua sắm online nhiều hơn bao giờ hết. Chính vì vậy các doanh nghiệp đầu tư hơn vào việc hiện diện của mình trên internet và cũng là lúc bạn quan tâm đến social media monitoring. Nếu bạn chưa hiểu rõ về nó, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Social media monitoring là gì
Social media monitoring là một quá trình theo dõi từ khóa trên các nền tảng truyền thông xã hội để tìm kiếm các đề cập đến các từ khóa đó trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok hay là trang web khác, chẳng hạn như trang tin tức, trang đánh giá, diễn đàn thảo luận, blog và các nguồn công khai khác. Từ đó giúp bạn biết khách hàng đang nói gì về thương hiệu của bạn, phân tích xem những thông tin nào tốt, những thông tin nào xấu và sẽ có nhiệm vụ gửi ngay thông tin xấu có liên quan đến thương hiệu của bạn để bạn có hướng giải quyết.

Social media monitoring thông qua các công cụ sẽ giúp doanh nghiệp bạn sẽ cung cấp cho bạn hàng đống dữ liệu và thông tin chi tiết về các từ khóa được theo dõi thông qua các chỉ số
Dưới đây là những chỉ số phổ biến mà bạn nên biết về social media monitoring
12 chỉ số quan trọng nhất
Các chỉ số sẽ giúp cho bạn biết liệu bạn có đang đạt được mục tiêu của mình hay không cũng như cho thấy chiến lược của bạn đang hoạt động như thế nào để bạn có thể thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết. Ví dụ: nếu bạn muốn tăng mức độ tương tác, bạn có thể xem xét các chỉ số như nhận xét, lượt chia sẻ, lượt nhấp và lượt thích.
Dưới đây là 12 chỉ số social media tốt nhất về hiệu suất truyền thông xã hội và được chia thành 5 nhóm dựa trên các giai đoạn khác nhau của một kênh tiếp thị truyền thông xã hội điển hình:
Awareness Social Media: Số lần hiển thị và phạm vi tiếp cận

Số lần hiển thị và phạm vi tiếp cận là hai chỉ số truyền thông xã hội giúp bạn hiểu đối tượng khách hàng hiện tại và tiềm năng cũng như mức độ nhận biết của họ về thương hiệu của bạn. Những chỉ số này đặc biệt quan trọng nếu các mục tiêu tiếp thị truyền thông xã hội của bạn tập trung vào nhận thức về thương hiệu.
Số lần hiển thị
Số lần hiển thị chỉ đơn giản là số lần một bài đăng hiển thị trong dòng thời gian của người dùng.
Phạm vi tiếp cận
Phạm vi tiếp cận là số lượng người xem duy nhất mà một bài đăng có (hoặc có thể có). Đây thường là số lượng người theo dõi của bạn cộng với số lượng người theo dõi của các tài khoản đã chia sẻ bài đăng.
Các chỉ số này được sử dụng tốt nhất cùng với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng thể tốt hơn về cách nội dung truyền thông của bạn đang hoạt động. Ví dụ: nếu bạn quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về một thông điệp nào đó, thì việc xem xét sự kết hợp giữa số lần hiển thị và mức độ tương tác (lượt thích, lượt chia sẻ, v.v.) sẽ có nhiều ý nghĩa hơn là xem xét các chỉ số đó một cách riêng lẻ.
Nếu bạn có phạm vi tiếp cận cao và mức độ tương tác cao thì nội dung bạn chia sẻ. Nếu bạn có số lần hiển thị cao nhưng mức độ tương tác thấp, thì bài đăng của bạn không thu hút được những người quan tâm.
Share of Voice Social Media Metrics: Volume and Sentiment
Share of Voice Social Media là phần trăm thị trường mà thương hiệu của bạn sở hữu so với đối thủ cạnh tranh. Có hai chỉ số mà chúng mình muốn nói đến là Volume and Sentiment.
Volume
Volume cho bạn biết có bao nhiêu người đang nói về thương hiệu, nội dung hoặc ngành của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội. Điều này bao gồm số lần tên thương hiệu của bạn được gắn thẻ, được đề cập trong một bài đăng trên mạng xã hội hoặc đk nhắc đến bằng hastag.
Khi bạn không được nói đến thì có thể nội dung của bạn không tiếp cận được đối tượng mục tiêu hoặc thông điệp của bạn không phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Sentiment
Sentiment là thước đo cảm xúc, ý kiến và thái độ mà người tiêu dùng có và bày tỏ về thương hiệu của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội.
Việc theo dõi chỉ số này sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động dịch vụ khách hàng vì bạn có thể xác định cảm xúc tiêu cực của khách hàng và giải quyết nó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân tích cảm xúc đối với nội dung chia sẻ của đối thủ cạnh tranh và sử dụng những nội dung, thông điệp đó cho thương hiệu củ bạ.
Engagement Social Media Metrics: Likes, Comments, Shares, and Clicks
Các chỉ số về mức độ tương tác như nhận xét, chia sẻ, nhấp chuột và thích cho biết số lượng người đang tương tác với nội dung của bạn.

Tỷ lệ tương tác cao có thể cho bạn biết mức độ phản hồi của khán giả và cho bạn biết bạn có bao nhiêu người theo dõi tích cực và gắn bó.
Engagement Rate
Là tỷ lệ tương tác, là số lần tương tác với nội dung của bạn chia cho số lần hiển thị hoặc phạm vi tiếp cận. Tỷ lệ tương tác cao có nghĩa là những người đã xem bài đăng đó cảm thấy thú vị.
Likes, Comments, Shares, and Clicks
Lượt thích, lượt chia sẻ, lượt bình luận và lượt nhấp là các chỉ số tương tác riêng lẻ cộng lại để cung cấp cho bạn tổng số lượt tương tác cho các bài đăng của bạn.
Việc xem xét một chỉ số tương tác đơn lẻ sẽ không cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội của mình. Vì vậy bạn nên phân tích kết hợp các chỉ số bao gồm cả chỉ số tương tác nhưng không chỉ tập trung vào các chỉ số này.
Conversion Social Media Metrics: Referrals, Conversions, and Click-through Rates
Đây là các chỉ số chuyển đổi như lượt giới thiệu và lượt chuyển đổi cho bạn thấy mức độ hiệu quả của sự tương tác trên các bài đăng của bạn. Chuyển đổi này thường được hiểu là mua hàng . Cách dễ nhất để theo dõi các chỉ số nàyi là sử dụng phần mềm phân tích như Google Analytics.

Referrals
Là chỉ số về thương hiệu bạn được giới thiệu, là cách khách truy cập đến trang web của bạn. Trong phần mềm phân tích trang web của mình, bạn sẽ thấy các giới thiệu này được chia nhỏ thành các nguồn. Đối với truyền thông xã hội, bạn sẽ theo dõi nguồn “Xã hội” và sau đó bạn có thể tìm hiểu chi tiết nguồn chia sẻ từ đâu.
Conversions
Là chỉ số về sự chuyển đổi, xảy ra khi ai đó mua thứ gì đó từ trang web của bạn hoặc hoàn thành một yêu cầu nào đó từ bạn (như đăng ký hội thảo trên web hoặc đăng ký danh sách email của bạn). Chuyển đổi trên mạng xã hội có nghĩa là khách truy cập đến trang web của bạn thông qua mạng xã hội và sau đó chuyển đổi (thường là mua hàng) trong cùng một lượt truy cập đó.
Click-through Rates
Là tỷ lệ nhấp, là số lần nhấp chuật bạn nhận được chia cho số lần bài đăng của bạn được hiển thị. Vì vậy, nếu bạn có 5 nhấp chuột và 100 hiển thị, thì CTR của bạn là 5%. Khi CTR của bạn cao, đó là một dấu hiệu cho thấy bài đăng của bạn có hiệu quả.
Customer Social Media Metrics: Testimonials, Satisfaction, and NPS
Các chỉ số này phản ánh cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn.

Testimonials
Là bất kỳ đánh giá, xếp hạng hoặc chứng thực nào của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Chỉ số này là review tuyệt vời cho khách hàng tiềm năng rằng khách hàng hiệ tại của bạn hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Điều này giúp ích cho việc nâng cao uy tín thương hiệu/doanh nghiệp bạn.
Satisfaction
Là sự hài lòng của khách hàng (CSat), cho biết mức độ hài lòng của mọi người với các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Để tính toán CSat, các thương hiệu sẽ hỏi khách hàng một câu hỏi duy nhất: “Bạn sẽ mô tả mức độ hài lòng chung của mình với sản phẩm hoặc dịch vụ này như thế nào?” Từ đó, khách hàng đánh giá mức độ hài lòng của họ theo thang điểm tuyến tính bằng số (ví dụ: trên thang điểm từ 1–10) hoặc theo cảm tính (sử dụng các mô tả như “kém”, “tốt” và “xuất sắc”).
Net Promoter Score (NPS)
Là chỉ số đo lường lòng trung thành của khách hàng và không giống như CSat, là một cách tốt để dự đoán mức độ tương tác của khách hàng trong tương lai. Tương tự như CSat, khách hàng được hỏi một câu hỏi duy nhất đó là “Khả năng bạn muốn giới thiệu công ty / sản phẩm / dịch vụ của chúng tôi cho bạn bè là bao nhiêu?” Từ đó, khách hàng sử dụng thang điểm 0–10 để trả lời.
Như bạn có thể thấy, có rất nhiều chỉ số mà bạn có thể theo dõi. Với rất nhiều số liệu có sẵn, có thể hơi khó hiểu nhưng khi tìm các số liệu sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tiếp thị truyền thông xã hội của mình. Mặc dù các chỉ số trên không phải là chỉ số duy nhất bạn có thể theo dõi, nhưng đó là các chỉ số có hiệu quả đối với hầu hết các thương hiệu.
Và đừng quên nếu bạn có website hay app mobile cần được thiết kế? Hãy liên hệ TekLabs
Tại TekLabs, chúng tôi thấu hiểu tầm quan trọng của sản phẩm công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng để tối ưu quy trình, giảm thiểu thời gian hoàn thiện sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng đầu ra của dự án.
Địa chỉ văn phòng: Số 22 ngõ 5 Phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Thông tin liên hệ:
Email: contact@teklabs.vn
Hotline: (84)908251096