Mô hình dịch vụ SaaS là gì?
Tháng Sáu 9, 2022Mục lục
Nếu bạn đã nghe đến SaaS hoạc đang sử dụng dịch vụ này nhưng không hiểu rõ về SaaS thì hãy cùng đọc bài viết này để hiểu thêm về SaaS nhé
Saas là gì?
SaaS (viết tắt của Software-as-a-Service) được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm, trong đó nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó. Nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web, khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet thay vì phải tải về máy và cài đặt như cách truyền thống.
SaaS là tầng trên cùng trong mô hình kim tự tháp về 4 loại dịch vụ Cloud Computing. Đây là tầng hướng tới đại đa số người dùng hiện nay. SaaS được coi là mô hình 4.0 ưu việt hơn so với phần mềm on-premise – dạng phần mềm được doanh nghiệp mua lại thông qua một giấy phép vĩnh viễn.

Ưu điểm của SaaS
Tiết kiệm chi phí
Sử dụng SaaS có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể chi phí, thời gian và nhân lực đồng thời gia tăng được hiệu quả vận hành, hoạt động.
Nếu không sử dụng SaaS, doanh nghiệp bạn có thể phải trả một khoản tiền rất lớn cho việc thiết kế, mua phần mềm cũng như quá trình cài đặt, xây dựng cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, mỗi năm bạn còn phải trả thêm một khoản cho việc bảo trì định kỳ. Trong khi đó, với mô hình SaaS, doanh nghiệp không cần cài đặt hay đầu tư cho hệ thống vật lý để chạy phần mềm cũng như sẽ không tốn chi phí mua phần mềm, lắp đặt phần cứng cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mạng. Do đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí, thời gian, nguồn lực rất lớn.
Hầu hết các mô hình SaaS hiện nay bán các dịch vụ phần mềm dưới hai dạng: Freemium và Premium, Freemium cho phép bạn dùng miễn phí trước và phải trả thêm để sử dụng các tính năng nâng cao, Premium sẽ bán theo gói dựa trên số lượng tài khoản và thời gian sử dụng.
Ngoài ra, nếu sử dụng các phần mềm thông thường, bạn có thể gặp trở ngại lớn trong vận hành nếu phần mềm này gặp trục trặc hoặc trở nên lỗi thời. Chi phí cho việc sửa chữa, nâng cấp hoặc mua một phần mềm khác sẽ rất tốn kém.
Khả năng truy cập
Với SaaS bạn không cần quá bận tâm đến việc đang sử dụng hệ điều hành nào cả vì bạn chỉ cần có internet là có thể truy cập được vào ứng dụng. Không những thế, những ứng dụng dưới dạng SaaS không chỉ có thể được sử dụng trên máy tính để bàn, chúng còn có thể được sử dụng trên các thiết bị di động. Các ứng dụng SaaS cũng được thiết kế thân thiện với thiết bị di động để người dùng có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh, ngay cả khi bạn phải thường xuyên di chuyển thì bạn cũng dễ dàng sử dụng.

Khả năng tích hợp
Các phần mềm các phần mềm SaaS hiện nay đều được tối ưu hệ thống API – giao diện lập trình ứng dụng mở cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng đến từ nhiều bên cung cấp khác nhau. Vì vậy giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức làm việc.
Khả năng lưu trữ
Với SaaS, dữ liệu thường được lưu trên “đám mây”. Mọi sự thay đổi đều được cập nhật là lưu trữ kịp thời. Nếu không may một máy tính trong hệ thống bị mã hoá thì cũng không phải là vấn đề thì chỉ cần vài thao tác, bản sao lưu mới nhất trên đám mây sẽ được cập nhật lại trên máy tính đó. Nhân viên có thể chuyển đổi giữa các thiết bị mà không bị mất dữ liệu, chỉ cần đăng nhập vào một tài khoản duy nhất, bất kể thiết bị nào đang được sử dụng.

Nhược điểm
Bảo mật
Dù có nhiều điểm mạnh nhưng SaaS có điểm bất lợi đó là vấn đề bảo mật. Với SaaS, server của phần mềm sẽ được đặt ở bên phía nhà cung cấp chứ không đặt tại doanh nghiệp, còn dữ liệu được ký gửi trên “đám mây” (cloud) nên bạn có thể có cảm giác không an toàn. Tuy nhiên khi nền điện toán đám mây 4.0 càng phát triển thì vấn đề này càng bớt lo ngại vì các nhà cung cấp SaaS ngày càng chú trọng hơn vào mã hoá dữ liệu và có các điều khoản cam kết bảo mật chặt chẽ hơn.

Yêu cầu có internet để truy cập
Cũng vì được thiết lập trên nền tảng web nên việc sử dụng SaaS phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền Internet. Bạn bắt buộc phải có thiết bị kết nối mạng để truy cập vào kho dữ liệu. Nếu bạn đến những vùng không có mạng, lên máy bay hoặc gặp trục trặc về đường truyền thì hoạt động và công việc đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngay cả trong tình huống mạng không bị ngắt nhưng đường truyền kém ổn định hoặc tốc độ chậm thì việc sử dụng cũng gặp khá nhiều trở ngại.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của TekLabs tại đây.
Địa chỉ văn phòng: Số 22 ngõ 5 Phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Thông tin liên hệ:
Email: contact@teklabs.vn
Hotline: (84)908251096