Mô hình D2C là gì?
Tháng Sáu 19, 2022Mục lục
Mặc dù là mô hình sinh sau đẻ muộn nhưng D2C (Direct to Customer) lại có tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc trong thị trường thương mại điện tử. Những doanh nghiệp đã triển khai mô hình này nhận về nhiều kết quả ngoài mong đợi khi vừa tiết kiệm được chi phí vận hành, vừa tăng mạnh doanh thu, đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu chỉ trong thời gian ngắn. Vậy đây là mô hình gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mô hình CDC là gì?

D2C được viết tắt từ Direct to customer, đây là một hình thức bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua website hoặc cửa hàng chính hãng. Đối với hình thức này, doanh nghiệp không phải đi qua bất kỳ trung gian như đại lý, phân phối, cửa hàng bán lẻ…
D2C được xem là mô hình tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhằm thiết lập và xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của mình.
Trước đại dịch, đây vẫn chưa phải là một xu hướng thông thường. Tuy nhiên, vào năm 2020, nhiều cửa hàng thực đã buộc phải đóng cửa, buộc người tiêu dùng phải chuyển sang mua sắm trực tuyến và bắt đầu mua trực tiếp từ các thương hiệu yêu thích của họ.
Tại sao bạn nên ứng dụng mô hình D2C
Lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi phí trung gian
Sản phẩm của bạn đưa đến trực tiếp cho khách hàng mà không cần người trung gian (nhà bán lẻ) có nghĩa là lợi nhuận của bạn là của riêng bạn. Bạn không cần phải cắt giảm lợi nhuận của mình để duy trì một mạng lưới người bán lại phức tạp và loại bỏ các tương tác của bên thứ ba có nghĩa là bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Mô hình này giúp bạn không cắt giảm lợi nhuận của mình để duy trì một hệ thống các đại lý phức tạp. Thay vào đó, họ đã đầu tư xây dựng một nền tảng trực tuyến để bán sản phẩm của mình đến cho người tiêu dùng.
Cải thiện mối quan hệ với khách hàng

Một trong những lợi ích mà mô hình D2C mang lại là giúp các doanh nghiệp làm chủ chuỗi cung ứng sản phẩm: sản xuất, vận hành và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giúp các nhãn hàng kiểm soát được chất lượng và dịch vụ khi sản phẩm đến với người dùng. Thông qua những trải nghiệm trực tiếp với người tiêu dùng sẽ giúp các thương hiệu thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao uy tín và kịp thời có những thay đổi để phù hợp với xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới.
Kiểm soát cuối cùng đối với giá cả, tiếp thị và thương hiệu
Mô hình bán lẻ truyền thống nhà sản xuất không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng và chỉ giao sản phẩm cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, mô hình D2C cho phép thương hiệu tương tác trực tiếp đến người tiêu dùng, giúp họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình.
Vì vậy bạn quản lý cách khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn và xử lý mọi khía cạnh của trải nghiệm khách hàng. Nó cho phép bạn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mục tiêu, ảnh hưởng đến cách họ tương tác với bạn và quan trọng nhất là xây dựng mối quan hệ.
D2C như một kênh nghiên cứu thị trường

Mô hình D2C được xem là phương án thử nghiệm an toàn, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG). Thay vì phải nghiên cứu thị trường, sản xuất và ra mắt sản phẩm mới thì với D2C, các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị, tiềm năng của sản phẩm mới nhờ lượng thông tin có thể chủ động kiểm soát hoàn toàn. Từ đó sẽ đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn hơn với các đại lý và hệ thống bán lẻ.
Có được thông tin cụ thể về nhu cầu và hành vi mua hàng của người tiêu dùng
Với mô hình D2C bạn hoàn toàn là người chủ động kiểm soát tất cả các bước phân phối và sản xuất. Vì vậy mà bạn có thể trực tiếp thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ về chân dung khách hàng của doanh nghiệp.
Làm sao để ứng dụng mô hình D2C
Không phải nhãn hàng nào cũng đều áp dụng được mô hình D2C và đều mang lại hiệu quả cao bởi mô hình này nếu ứng dụng không khéo sẽ dễ gây ra xung đột với các kênh bán hàng trung gian hiện tại. Để hạn chế những rủi ro đó, các doanh nghiệp nên xác định rõ dòng sản phẩm nào sẽ phù hợp với mô hình D2C hoặc phân loại phân khúc khách hàng phù hợp với mô hình này
Việc quan trọng hơn hết là thiết kế và phát triển cho doanh nghiệp 1 website bán hàng, vì đây là kênh mà bạn trực tiếp tiếp cận với khách hàng. Bạn có thể tìm cho mình đơn vị thiết kế và phát triển website để tư vấn cho mình về layout, các chức năng,…
Bên cạnh đó, để có một chỗ đứng vững vàng trong thế giới D2C, doanh nghiệp cần tập trung nhiều vào việc triển khai Marketing.

Nếu bạn đang cần tư vấn cũng như triển khai về thiết kế và phát triển website, chiến dịch marketing? Hãy liên hệ TekLabs
Tại TekLabs, chúng tôi thấu hiểu tầm quan trọng của sản phẩm công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng để tối ưu quy trình, giảm thiểu thời gian hoàn thiện sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng đầu ra của dự án.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của TekLabs tại đây.
Địa chỉ văn phòng: 22 Ngõ 5 Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Thông tin liên hệ:
Email: contact@teklabs.vn
Hotline: (84)908251096