6 mô hình kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay
Tháng Năm 9, 2022Mục lục
Xác định mô hình rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây là bước làm cơ bản và vô cùng cần thiết thế nhưng nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập lại bỏ qua bước này và không hiểu rõ về mô hình kinh doanh. Trong bài viết này TekLabs sẽ giúp bạn tìm hiểu về Mô hình kinh doanh là gì? Cách xác định mô hình kinh doanh và 6 mô hình kinh doanh hiệu quả hiện nay.
Mô hình kinh doanh là gì?
Thuật ngữ mô hình kinh doanh đề cập đến kế hoạch tạo ra lợi nhuận của một công ty. Đây là một bản kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ bán, chân dung khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng tới cũng như xác định được những chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả.

Cách xác định mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đã thành lập. Chúng giúp các công ty mới, đang phát triển thu hút đầu tư, tuyển dụng nhân tài và tạo động lực cho đội ngũ quản lý và nhân viên. Các doanh nghiệp đã thành lập nên thường xuyên cập nhật kế hoạch kinh doanh của mình nếu không sẽ không lường trước được các xu hướng và thách thức phía trước. Kế hoạch kinh doanh giúp các nhà đầu tư đánh giá các công ty mà họ quan tâm.
Vậy làm sao để xác định mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình?
Dựa vào mô hình kinh doanh Canvas được phát triển bởi Alexander Osterwalder vào năm 2005. Trong mô hình này, tác giả chỉ ra 9 yếu tố chính để tạo nên mô hình kinh doanh:

- Customer Segments (Phân khúc khách hàng): Xác định phân khúc khách hàng là bước quan trọng trong xây dựng mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần thực hiện bước này để thực hiện tốt các bước tiếp theo vì phân khúc khách hàng sẽ quyết định đến giá bán, các kênh giao tiếp,.. Phân khúc khách hàng có thể được xác định dựa vào nhu cầu, pain pont,… của người dùng
- Value Propositions (Giá trị doanh nghiệp): Đây làm nên sự khác biệt to lớn giữa các doanh nghiệp. Sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì tới khách hàng. Giá trị doanh nghiệp mang lại là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Customer Relationships (Mối quan hệ với khách hàng): Để ngày càng phát triển, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định, lên chiến lược thu hút cũng như giữ chân khách hàng
- Channels (Kênh giao tiếp): Đây sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin, thông điệp tới khách hàng vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn cũng như xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả. Các kênh này có thể là websitem, mạng xã hội,…
- Key Activities (Hoạt động chính): Đây là những hoạt động kinh doanh chính giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu.
- Key Resources (Nguồn lực chính): Đây là những nguồn lực mà doanh nghiệp cần có để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Ví dụ của các nguồn lực chính có thể là: con người, tài chính, vật chất và trí tuệ.
- Key Partners (Đối tác chính): Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần có những người bạn đồng hành là những đối tác, đây có thể là đối tác cung cấp nguyên vật liệu, đối tác phân phối,… Đây sẽ là những người bạn quan trọng, quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp vì vậy bạn cần cân nhắc để lựa chọn đối tác tốt cũng như phù hợp với doanh nghiệp mình.
- Cost Structure (Cơ cấu chi phí): Cơ cấu chi phí mô tả rõ chi phí điều hành doanh nghiệp theo từng mô hình kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp có thể tập trung giảm chi phí qua việc giảm vốn đầu tư hoặc tập trung vào nâng cao giá trị sản phẩm.
Các loại mô hình kinh doanh phổ biến
Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu (Hidden revenue Business Model)
Điển hình của mô hình kinh doanh này chính là Google và Facebook. Mặc dù người dùng của 2 công ty này không phải trả phí nhưng họ lại thui về lợi nhuận khổng lồ từ dữ liệu của người dùng, dữ liệu này được thu về bằng cách phân tích và thu thập về thói quen, hành động của người dùng trên ứng dụng. Sau đó họ thu về lợi nhuận bằng cách bán các dữ liệu đó cho các bên quảng cáo. Những quảng cáo trên google hay facebook mà bạn click vào sẽ giúp các công ty này thu về lợi nhuận.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce Marketplace Business Model)
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là sự tập trung vào việc bán sản phẩm trên các kênh bán hàng trực tuyến và tận dụng sự phát triển của Internet để tối giản chi phí.
Mô hình này ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả, công ty nổi tiếng với mô hình này tại Việt Nam có thể kể đến là Shopee, Lazada, Tiki hay quốc tế là Amazon, Alibaba. Nhu cầu mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, nhất là khi dại dịch diễn ra dẫn đến mô hình này càng phát triển và mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Mô hình kinh doanh Dropshipping (Dropshipping Business Model)
Dropshipping là một loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà các doanh nghiệp không cần bỏ vốn nhập hàng. Đối với mô hình Dropshipping, công việc chính của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng và sau đó, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sẽ gửi hàng trực tiếp đến địa chỉ của khách hàng mà không cần chuyển đến doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa giá bán của nhà sản xuất / nhà cung cấp và giá mà doanh nghiệp bán cho khách hàng.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền (Franchising Business Model)
Mô hình kinh doanh nhượng quyền là bên nhượng quyền (franchiser) sẽ cung cấp cho bên được nhượng quyền (franchisee) giấy phép kinh doanh, thương hiệu, công thức chế biến… từ đó bên được nhượng quyền được phép bán sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền được tiền thương hiệu từ bên được nhượng quyền.
Ví dụ phổ biến cho mô hình này có thể kể đến như KFC hay Lotteria. Hiện nay FFC đang có hơn 20.000 nhà hàng tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây là 1 trong những thương hiệu nổi tiếng áp dụng mô hình này thành công
Mô hình kinh doanh Freemium (Freemium Business Model)
Mô hình Freemium là sự kết hợp giữa dịch vụ trả phí và miễn phí. Với Freemium người dùng vẫn dùng được dịch vụ khi không trả phí nhưng để sử dụng được những tính năng tốt hơn, người dùng bắt buộc phải trả phí để mua gói dịch vụ. Ví dụ như Spotify, người dùng vẫn có thể nghe nhạc nhưng bị làm phiền bởi quảng cáo, nếu muốn nghe nhạc mà không bị làm phiền người dùng phải trả phí.
Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký (The Subscription Business Model)
Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký là một mô hình kinh doanh mà người dùng phải trả một khoản chi phí nhất định theo định kỳ để sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó.
Mô hình kinh doanh này đã được nhiều doanh nghiệp nổi tiếng áp dụng như Netflix hay Spotify, Disney,…
Vậy là TekLabs đã cùng bạn tìm hiểu những kiến thức rất cơ bản về Mô hình kinh doanh. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết chuyên sâu hơn về mô hình kinh doanh.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của TekLabs tại đây.
Địa chỉ văn phòng: 298 Đường Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Thông tin liên hệ: